Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2016

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy Baby Led Weaning

Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy Baby Led Weaning là một phương pháp rất khoa học được rất nhiều mẹ quan tâm vì những lợi ích mà nó mang lại. Đây cũng là phương pháp được yêu chuộng ở châu Âu và châu Mỹ.

Phương pháp BLW là gì?

Ở một số nước như Úc, Mỹ, New Zealand, “Weaning” có nghĩa là cai sữa hay dứt sữa. Nhưng ở Anh, “Weaning” dùng để chỉ việc bé ăn dặm.

BLW nghĩa là em bé được khuyến khích ăn dặm bên cạnh việc bú sữa. Một nguyên lý nữa của BLW là em bé sẽ được quyền quyết định ăn gì ngay từ khi bắt đầu. Mẹ nên đặt bé vào ghế ăn dặm để tạo cho bé thói quen, cứ mỗi lần đặt vào ghế ăn dặm tức là đang chuẩn bị ăn. Và cho bé ăn từng muỗng đồ ăn mềm và nhuyễn thì theo BLW sẽ cho bé nhiều sự lựa chọn hơn là “đồ ăn chỉ dành cho trẻ em”.



Lợi ích của phương pháp BLW

- BLW là cách tự nhiên để bé bắt đầu ăn dặm. Bé sẽ được chọn lựa ăn gì, ăn như thế nào và bé chịu trách nhiệm kiểm soát mọi việc chứ không phải bố mẹ.

- Tạo ra những cơ hội cho bé phát triển kỹ năng nhai, nuốt, tiêu hóa. Ngoài ra, bé sẽ được nhuần nhuyễn khả năng phối hợp tay và mắt để bốc thức ăn.

- Bố mẹ chỉ chuẩn bị phần ăn cho bé, bé sẽ là người tự quyết định ăn gì và ăn bao nhiêu. Điều này giúp bé hứng thú với việc ăn uống hơn. Bé sẽ ngưng ăn khi cảm thấy no, giúp bé không ăn quá nhiều, tránh nguy cơ béo phì về sau.

- Những bé bị bố mẹ đút ăn theo khẩu phần mà bố mẹ đã chuẩn bị trước, đôi khi bé không thích .

Những điều lưu ý khi thực hiện BLW

Ban đầu, bé có thể tìm, cầm, nắm thức ăn, nhưng cũng có thể ném đi, nghịch ngợm, vò nát thức ăn hoặc bôi trét khắp cả người. Đây đều là những hành vi bình thường của bé, mẹ đừng lo lắng là bé không chịu phương pháp này. Mẹ cần kiên nhẫn tập dần cho bé quen với vị trí tay – miệng.

Ở độ tuổi này, thức ăn dặm chỉ là một phần trong chế độ ăn của bé và không thay hoàn toàn sữa mẹ được. Sữa mẹ luôn cần thiết cho chế độ ăn hằng ngày của bé trong 12 tháng đầu đời. Nếu bé không chịu uống sữa nữa mà thích ăn dặm hơn thì bạn nên giảm số lượng và số lần ăn dặm của bé lại.

Mẹ nên ở cạnh và quan sát bé liên tục trong bữa ăn. Mặc dù bé có thể tự ăn một mình được nhưng mọi thứ đều có thể bị bé cho vào miệng. Thức ăn nên nấu mềm vừa phải để bé cầm và nhai được trước khi nuốt. Khi thức ăn quá nhỏ hoặc cứng bé sẽ bị nghẹn hoặc sặc vào phổi.

Me nên cắt thức ăn thành khối vừa ăn. Hình chữ nhật dài sẽ giúp bé dễ bốc thức ăn hơn. Cho bé ngồi vào ghế ăn phù hợp và ngồi thẳng để dễ ăn hơn. Bé có thể uống một ngụm nước để dễ nhai hơn, chọn cốc hút nước có tay cầm cho bé khi ăn.



Những lần đầu tiên, bé sẽ biến bữa ăn thành một “bãi chiến trường”, tất nhiên là bé cũng sẽ lem nhem. Mẹ đừng cáu gắt với bé hoặc ngại dọn dẹp, vì dần dần bé sẽ quen với với việc ăn uống, lúc đó mẹ chỉ cần quan sát bữa ăn ngon lành của bé, hoặc tranh thủ thời gian bé ăn để làm một vài công việc khác xung quanh bé.

Trước khi ngồi vào bàn, mẹ nên cho bé mang yếm ăn, lót giấy báo xung quanh bàn ăn của bé để giảm thời gian dọn dẹp. Cứ để bé thoải mái và tự nhiên, mẹ sẽ lau chùi hoặc tắm cho bé sau bữa ăn.

Mẹ nên cho bé ăn gì?

Bất cứ thứ gì. Nhưng để dễ dàng, mẹ nên chọn các món rau củ như cà rốt, dưa leo, bông cải, bắp cải, có thể nấu hoặc hấp nhưng chỉ nên vừa chín tới để rau củ còn hình dạng, tránh để nát. Rau củ khá dễ tiêu hóa và lại nhiều màu sắc nên dễ kích thích bé thèm ăn. Ngoài ra, mẹ có thể nấu thịt, cá, cắt thành miếng để giúp bé bổ sung protein, đạm, sắt…

Mẹ có thể cho bé uống nước trái cây như xoài, chuối, kiwi và cam.

Khi bé có thể cầm muỗng được, mẹ hãy nấu gạo hoặc ngũ cốc cho bé. Đây là nguồn dinh dưỡng có giá trị vì chứa nhiều sắt và dễ tiêu hoá.

Nguồn: http://suabim.vn/info/tin-tuc-cham-soc-be/phuong-phap-an-dam-tu-chi-huy-baby-led-weaning-321.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét