1. Cha mẹ dạy trẻ nói không với các món quà
Cha mẹ hãy dạy trẻ nói “không” với các loại quà bánh, truyện tranh, tiền bạc, hay lời rủ đi chơi công viên, trung tâm vui chơi,.. của người lạ. Tức là cha mẹ phải dạy trẻ không nên nhận các món quà như đồ chơi trẻ em hay các loại bánh kẹo, và các lời rủ rê trẻ đi chơi …mà không có người thân bên cạnh. Đặc biệt, cha mẹ cần giải thích cụ thể cho trẻ biết, hiểu rõ được “Người lạ” ở đây là ai? Người lạ ở đây là những người trẻ chưa từng gặp cùng cha mẹ trước đó, là những người không được cha mẹ giới thiệu với trẻ, là những người có thể tự xưng là bạn của bố mẹ khi không có mặt bố mẹ.
Đồng thời cha mẹ cũng nên giải thích với trẻ rằng việc nhận quà từ những người lạ mà không có cha mẹ bên cạnh như vậy là rất nguy hiểm, nhất là đối với những người mà trẻ chưa hề quen biết.
2. Cha mẹ nên cho trẻ xem video
Cha mẹ hãy cùng trẻ xem những video phóng sự, clip mô phỏng, mô tả các tình huống thiếu an toàn mà những bé khác gặp phải khi không ở cùng bố mẹ của mình. Sau đó, cha mẹ có thể khơi gợi và giải đáp những thắc mắc của trẻ khi bé xem những video này để trẻ dần hình thành ý thức phòng vệ cho mình trong những tình huống tương tự có thể xảy ra với trẻ nếu trẻ gặp phải.
3. Cha mẹ dạy trẻ ghi nhớ thông tin của người thân
Để bé không bị bối rối trong trường hợp bé bị lạc hãy dạy con ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ, anh chị, ông bà hoặc người thân yêu của mình để khi bị lạc thì biết cách cung cấp cho những người muốn giúp đỡ. Đặc biệt cah mẹ nên dạy trẻ ghi nhớ địa chỉ nhà mình và dạy bé không nên tiết lộ những thông tin này khi không cần thiết, bởi vì bé cũng có thể gặp nguy hiểm nếu tiết lộ thông tin bừa bãi. Ngoài ra, nếu bé đi cùng cha mẹ đến nơi đông người thì cha mẹ có thể viết những thông tin liên hệ để vào túi quần áo của trẻ để phòng khi bé bị lạc thì những người xung quanh cũng dễ dàng liên lạc với gia đình của bé.
4. Cha mẹ nên giới hạn những người trẻ có thể tin cậy
Cha mẹ nên “giới hạn những người tin cậy” cho trẻ biết, đó chính là: Cha mẹ, ông bà, thấy cô, anh chị trong gia đình. Hãy hướng dẫn trẻ là ngoài những người này ra, nếu có bất kỳ ai khác đến đề nghị chở trẻ đi đâu, làm gì (mở cửa nhà,..) thì hãy nói “không”, hoặc bỏ chạy và tìm đến những người tin cậy để nói lại việc vừa xảy ra.
Mặt khác, khi con đi đến những chỗ lạ và khi con ở nhà một mình, cha mẹ cũng cần dạy con đề cao cảnh giác không nên cho người lạ vào nhà hoặc tiếp xúc với họ quá lâu. Nếu họ có tự xưng là những người bạn thân của bố mẹ thì cũng không nên mở cửa cho họ vào nhà mà nên gọi điện cho bố mẹ để hỏi rõ về những người tự xưng là bạn của bố mẹ.
5. Dạy trẻ kỹ năng xử lý khi bé bị lạc
Nếu con còn nhỏ hãy luôn cho bé ngồi trên chiếc xe đẩy trẻ em để bé luôn được bên cạnh bố mẹ. Nếu mẹ đi cùng các bé lớn và chẳng may bé bị lạc thì bố mẹ nên nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ của quầy thông báo của các khu mua sắm hay đồn công an…để nhanh chóng tìm kiếm được bé và không để kẻ xấu có cơ hội lợi dụng trường hợp này. Cũng nên dặn bé khi cho con đến những nơi đông người và bé cũng nên tìm sự trợ giúp khi bị lạc bố mẹ, không nên tin vào những người xung quanh quá nhiều tránh trường hợp kẻ gian lợi dụng.
6. Dạy trẻ những kĩ năng cơ bản cần thiết
Hãy dạy trẻ có thói quen chia sẻ những câu chuyện mà trẻ gặp thường ngày, từ đó phân tích cho trẻ biết đâu là câu chuyện an toàn, tốt cho trẻ, đâu là những tình huống có thể khiến trẻ bị đau, gặp nguy hiểm,…
Hãy dạy trẻ tìm đến những nơi có thể giúp đỡ như: quầy thông báo tại siêu thị; đồn công an… mỗi khi đi siêu thị hoặc đi ngang qua những nơi giúp trẻ có thể nhận diện đó là đồn công an.
7. Dạy trẻ hét lớn "cháy nhà" hay hô to "cứu" khi bị kẻ xấu bắt cóc
Cha mẹ, phụ huynh cần dạy con nhiều kỹ năng. Ngoài bảo con không tiếp xúc, gần gũi, nhận đồ của người lạ, cần đặt giả thiết trong trường hợp con có thể bị bắt cóc.
“Nếu bị đối tượng nắm chặt tay để kéo đi, chúng ta thường dạy con hét lên. Nhưng người bắt cóc có thể nói: 'Đây là con tôi, nó rất hư' khiến người xung quanh tin tưởng, không cứu",
Thay vì dạy con hét lên, cha mẹ, phụ huynh có thể dạy con hét lớn “cháy nhà”. Vì khi đó, chính kẻ bắt cóc con cũng hoảng sợ và phân tán tư tưởng, người xung quanh đổ dồn ánh mắt vào con. Trẻ có thể vùng chạy thoát. Trường hợp con bị người lạ ôm, có thể bất ngờ dùng cùi trỏ tay đập vào ức, cằm và hạ bộ của đối phương.
Những tình huống trên hoàn toàn có thể lồng ghép vào các trò chơi cùng con. Bố mẹ giả làm người bắt cóc để con chủ động và bản lĩnh xử lý tình huống.
Dạy trẻ biết tự bảo vệ mình cực kỳ quan trọng nên bố mẹ phải thực hiện luôn từ khi trẻ con nhỏ, chứ không phải thụ động đến khi mọi sự xảy ra rồi mới lo lắng cuống cuồng. Cha mẹ nên sát sao con hơn, dành thời gian hàng ngày để cùng con trang bị những kĩ năng cần thiết khi ra ngoài đường, tránh những trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng và hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Cha mẹ hãy cùng trẻ xem những video phóng sự, clip mô phỏng, mô tả các tình huống thiếu an toàn mà những bé khác gặp phải khi không ở cùng bố mẹ của mình. Sau đó, cha mẹ có thể khơi gợi và giải đáp những thắc mắc của trẻ khi bé xem những video này để trẻ dần hình thành ý thức phòng vệ cho mình trong những tình huống tương tự có thể xảy ra với trẻ nếu trẻ gặp phải.
3. Cha mẹ dạy trẻ ghi nhớ thông tin của người thân
Để bé không bị bối rối trong trường hợp bé bị lạc hãy dạy con ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ, anh chị, ông bà hoặc người thân yêu của mình để khi bị lạc thì biết cách cung cấp cho những người muốn giúp đỡ. Đặc biệt cah mẹ nên dạy trẻ ghi nhớ địa chỉ nhà mình và dạy bé không nên tiết lộ những thông tin này khi không cần thiết, bởi vì bé cũng có thể gặp nguy hiểm nếu tiết lộ thông tin bừa bãi. Ngoài ra, nếu bé đi cùng cha mẹ đến nơi đông người thì cha mẹ có thể viết những thông tin liên hệ để vào túi quần áo của trẻ để phòng khi bé bị lạc thì những người xung quanh cũng dễ dàng liên lạc với gia đình của bé.
4. Cha mẹ nên giới hạn những người trẻ có thể tin cậy
Cha mẹ nên “giới hạn những người tin cậy” cho trẻ biết, đó chính là: Cha mẹ, ông bà, thấy cô, anh chị trong gia đình. Hãy hướng dẫn trẻ là ngoài những người này ra, nếu có bất kỳ ai khác đến đề nghị chở trẻ đi đâu, làm gì (mở cửa nhà,..) thì hãy nói “không”, hoặc bỏ chạy và tìm đến những người tin cậy để nói lại việc vừa xảy ra.
Mặt khác, khi con đi đến những chỗ lạ và khi con ở nhà một mình, cha mẹ cũng cần dạy con đề cao cảnh giác không nên cho người lạ vào nhà hoặc tiếp xúc với họ quá lâu. Nếu họ có tự xưng là những người bạn thân của bố mẹ thì cũng không nên mở cửa cho họ vào nhà mà nên gọi điện cho bố mẹ để hỏi rõ về những người tự xưng là bạn của bố mẹ.
5. Dạy trẻ kỹ năng xử lý khi bé bị lạc
Nếu con còn nhỏ hãy luôn cho bé ngồi trên chiếc xe đẩy trẻ em để bé luôn được bên cạnh bố mẹ. Nếu mẹ đi cùng các bé lớn và chẳng may bé bị lạc thì bố mẹ nên nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ của quầy thông báo của các khu mua sắm hay đồn công an…để nhanh chóng tìm kiếm được bé và không để kẻ xấu có cơ hội lợi dụng trường hợp này. Cũng nên dặn bé khi cho con đến những nơi đông người và bé cũng nên tìm sự trợ giúp khi bị lạc bố mẹ, không nên tin vào những người xung quanh quá nhiều tránh trường hợp kẻ gian lợi dụng.
6. Dạy trẻ những kĩ năng cơ bản cần thiết
Hãy dạy trẻ có thói quen chia sẻ những câu chuyện mà trẻ gặp thường ngày, từ đó phân tích cho trẻ biết đâu là câu chuyện an toàn, tốt cho trẻ, đâu là những tình huống có thể khiến trẻ bị đau, gặp nguy hiểm,…
Hãy dạy trẻ tìm đến những nơi có thể giúp đỡ như: quầy thông báo tại siêu thị; đồn công an… mỗi khi đi siêu thị hoặc đi ngang qua những nơi giúp trẻ có thể nhận diện đó là đồn công an.
7. Dạy trẻ hét lớn "cháy nhà" hay hô to "cứu" khi bị kẻ xấu bắt cóc
Cha mẹ, phụ huynh cần dạy con nhiều kỹ năng. Ngoài bảo con không tiếp xúc, gần gũi, nhận đồ của người lạ, cần đặt giả thiết trong trường hợp con có thể bị bắt cóc.
“Nếu bị đối tượng nắm chặt tay để kéo đi, chúng ta thường dạy con hét lên. Nhưng người bắt cóc có thể nói: 'Đây là con tôi, nó rất hư' khiến người xung quanh tin tưởng, không cứu",
Thay vì dạy con hét lên, cha mẹ, phụ huynh có thể dạy con hét lớn “cháy nhà”. Vì khi đó, chính kẻ bắt cóc con cũng hoảng sợ và phân tán tư tưởng, người xung quanh đổ dồn ánh mắt vào con. Trẻ có thể vùng chạy thoát. Trường hợp con bị người lạ ôm, có thể bất ngờ dùng cùi trỏ tay đập vào ức, cằm và hạ bộ của đối phương.
Những tình huống trên hoàn toàn có thể lồng ghép vào các trò chơi cùng con. Bố mẹ giả làm người bắt cóc để con chủ động và bản lĩnh xử lý tình huống.
Dạy trẻ biết tự bảo vệ mình cực kỳ quan trọng nên bố mẹ phải thực hiện luôn từ khi trẻ con nhỏ, chứ không phải thụ động đến khi mọi sự xảy ra rồi mới lo lắng cuống cuồng. Cha mẹ nên sát sao con hơn, dành thời gian hàng ngày để cùng con trang bị những kĩ năng cần thiết khi ra ngoài đường, tránh những trường hợp bị kẻ xấu lợi dụng và hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét